- Hệ tiêu hóa khỏe là một trong những tiền đề để giúp cơ thể bạn khỏe toàn diện. Do đó, chăm sóc sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng chính là chăm sóc sức khỏe cho cơ thể bạn.
- Chăm sóc tốt cho sức khỏe Hệ tiêu hóa sẽ hỗ trợ điều tiết hệ miễn dịch và cảm xúc của bạn giữa bối cảnh đại dịch như hiện tại.
Ngày 29 tháng 5 hằng năm được lựa chọn là Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới (SKTHTG). Đây cũng là dịp để nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe của hệ tiêu hóa để kêu gọi mọi người ta lưu tâm chăm sóc và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất - vì một hệ tiêu hóa khỏe sẽ giúp chăm sóc tốt cho sức khỏe của bạn.
Tại Sanofi, chúng tôi tin rằng việc tạo điều kiện để tự chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa là điều rất quan trọng vì việc tự chăm sóc nhiều hơn sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các hệ thống chăm sóc sức khỏe bền vững trên toàn thế giới bằng cách cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp ngăn ngừa, hạn chế bệnh tật và phục hồi sức khỏe. Hiện nay, hầu hết 2/3 dân số thế giới đang gặp phải những vấn đề liên quan đến sức khỏe tiêu hóa (1). Và phụ nữ là đối tượng dễ gặp những vấn đề về hệ tiêu hóa, mỗi tuần, cao gấp đôi so với nam giới (1). Do đó, việc tự chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa nếu được nhiều người lưu tâm và hành động nhiều hơn, sẽ giúp dân số thế giới khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái hơn.
Tại Sanofi, chúng tôi tin rằng việc tạo điều kiện để tự chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa là điều rất quan trọng vì việc tự chăm sóc nhiều hơn sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các hệ thống chăm sóc sức khỏe bền vững trên toàn thế giới bằng cách cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp ngăn ngừa, hạn chế bệnh tật và phục hồi sức khỏe. Hiện nay, hầu hết 2/3 dân số thế giới đang gặp phải những vấn đề liên quan đến sức khỏe tiêu hóa (1). Và phụ nữ là đối tượng dễ gặp những vấn đề về hệ tiêu hóa, mỗi tuần, cao gấp đôi so với nam giới (1). Do đó, việc tự chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa nếu được nhiều người lưu tâm và hành động nhiều hơn, sẽ giúp dân số thế giới khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái hơn.
Mỗi năm, ngày SKTHTG sẽ có một chủ đề khác nhau để nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc tự chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa, mà cụ thể là các bộ phận chức năng quan trọng như: dạ dày, đường ruột, gan... Chủ đề của ngày SKTHTG năm nay là “Hệ vi sinh đường ruột từ góc nhìn toàn cầu”. Đây là dịp để chúng ta nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đường ruột nói chung cũng như hệ vi sinh đường ruột nói riêng.

Trục Não-Ruột đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần (3). Ruột gửi tín hiệu đến não và ngược lại. Bạn có thể đã biết đau dạ dày hoặc rối loạn đường ruột có thể gây ra lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm. Nhưng ít ai trong chúng ta có thể biết rằng một đường ruột khỏe mạnh sẽ giúp điều chỉnh hoạt động của não và có thể làm dịu sự lo lắng (2).
Bên cạnh đó, hệ vi sinh đường ruột là nơi sinh sống và phát triển của quần thể vi khuẩn trong đường ruột của chúng ta, chứa hàng nghìn tỷ vi sinh vật có trọng lượng lên tới 2,72 kg. Nó kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể của chúng ta để chống lại mầm bệnh (3). 70% hệ thống miễn dịch của chúng ta nằm ở đường ruột và nó cần lượng thức ăn lành mạnh và thường xuyên để hỗ trợ sức khỏe tổng thể (4).
Gan – một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa – cũng có những sức mạnh mà có thể bạn chưa biết. Gan của chúng ta chịu trách nhiệm thực hiện hơn 500 chức năng quan trọng khác nhau của cơ thể (5). Trong số đó, gan chịu trách nhiệm xử lý và lưu trữ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm và cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể (5). Gan cũng được xem là một nhà máy hoạt động 24/7 để ứng phó với chất độc tự nhiên, bao gồm cả thực phẩm béo và thức uống có cồn (6)!
Do đó, điều quan trọng là cần phải giữ cho hệ thống tiêu hóa nói chung và đường ruột nói riêng ở trạng thái tốt nhất thông qua việc bổ sung các chất dinh dưỡng tốt, thường xuyên vận động tập thể dục và xây dựng lối sống lành mạnh. Và, lắng nghe cơ thể của chính mình, để ý đến các tín hiệu về thể chất hoặc cảm xúc của cơ thể - điều đó có thể chỉ ra rằng hệ thống tiêu hóa của chúng ta cần được điều trị.

Nguồn:
1. Sanofi ISCD Global Report 2018
2. Harvard Health Publishing. https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/the-gut-brain-connection
3. National Center for Complementary and Integrative Health https://www.nccih.nih.gov/news/events/4-fast-facts-about-the-gutbrain-connection
4. Healthline. If your Gut could talk: 10 things you should know. https://www.healthline.com/health/digestive-health/things-your-gut-wants-you-to-know#3
5. 25 Facts About Human Liver: https://factslegend.org/25-facts-human-liver/
Mental floss. 12 Facts About the liver.https://www.mentalfloss.com/article/500783/12-bilious-facts-about-liver