Sức mạnh đằng sau chứng năng tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ thay đổi theo thời gian cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể nhưng lối sống thường nhật của chúng ta cũng sẽ gây tác động đến hệ tiêu hóa. Chúng ta thường có thói quen ăn uống theo ý thích của mình bất kể thời gian. Và chúng ta thường sẽ có xu hướng ăn uống chỉ là để thỏa mãn cơn thèm tại thời điểm đó và phần còn lại sau đó, chúng ta để mặc cho cơ thể quyết định. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây, có đến 44% nhân viên văn phòng toàn cầu gặp vấn đề về hệ tiêu hóa trong vòng 1 tháng qua1. Hầu hết chúng ta đều sẽ có suy nghĩ đến gặp nhân viên y tế khi gặp bất kỳ vấn đề gì về tiêu hóa để giải quyết, nhưng thực tế, có rất nhiều cách mà chúng ta có thể tự làm để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình.

Hiểu cách thức hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào – chẳng hạn như đường ruột có liên quan như thế nào đến việc phát triển hooc-mon, điều tiết cảm xúc và tăng cường hệ miễn dịch – sẽ giúp chúng ta biết cách để bảo vệ bản thân khỏe hơn thông qua các hoạt động mỗi ngày.

Một đường ruột khỏe đồng nghĩa với một tinh thần sảng khoái và tích cực

Đối với nhiều người, “hệ tiêu hóa” chỉ đơn giản là một cơ quan giúp tiêu thụ thức ăn từ miệng đến dạ dày, nhưng thực tế, quá trình đó diễn ra rất phức tạp với nhiều công đoạn khác nhau. Hệ tiêu hóa phân giải thực phẩm chúng ta dung nạp thành các thành phần nhỏ hơn để hấp thụ và đồng hóa vào cơ thể và hệ tiêu hóa sẽ quyết định công năng của chúng. Chẳng hạn như, hệ tiêu hóa chuyển hóa các thành phần đó thành chất dinh dưỡng để tạo năng lượng hay xây dựng/sửa chữa tế bào2. Về cơ bản, hệ tiêu hóa được biết đến như là bộ não thứ hai và có tác động rất lớn đến các hoạt động thể chất và tinh thần3.

Đã bao giờ bạn có cảm giác cồn cào trong ruột? Hiện tượng này là minh chứng rõ nhất cho thấy tác động trực tiếp của não lên dạ dày và ruột4. Hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi “gut-brain” là một thuật ngữ chuyên môn nói về mối liên kết giữa những vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa của chúng ta, với chức năng hoạt động của bộ não. Mối liên kết này phát triển trong 3 năm đầu đời của chúng ta, sau đó, sẽ bị tác động và thay đổi phần lớn bởi chế độ ăn uống, thuốc men và cách sinh hoạt của chúng ta hàng ngày. 95 % hooc-mon serotonin - một loại hooc-mon ảnh hưởng đến cảm xúc được sản sinh ở ruột non chứ không phải từ não. Điều này cho thấy rằng hệ tiêu hóa ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc dù là lo lắng, căng thẳng hay thất vọng5. Các vi khuẩn sản sinh và sinh sống trong ruột cũng ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc.

Đường ruột là ngôi nhà của hệ miễn dịch

Chính vì sự liên kết mạnh mẽ giữa đường ruột và não bộ, 70% hệ thống miễn dịch của chúng ta nằm ở ruột. Vì vậy, ăn ngon, sạch sẽ và thường xuyên sẽ giúp bảo vệ cơ thể toàn diện6. Có đến hơn 100 ngàn tỉ vi khuẩn thuộc hàng trăm loài khác nhau sống trong đường ruột. Cùng với nấm và vi rút, những vi khuẩn này tạo nên hệ vi sinh đường ruột trong cơ thể. Vi khuẩn trong ruột cũng là chủ đề của một lượng lớn nghiên cứu8. Hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tối ưu khi có sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Các bằng chứng khoa học cho thấy các loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ của một số vi khuẩn trong đường ruột, do đó chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ và tăng cường/suy giảm hệ thống miễn dịch. Một chế độ ăn uống cân bằng giữa các loại thực phẩn có chất xơ, sản phẩm ngũ cố và trái cây sấy sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh4.

Gan là một nhà máy chế tạo năng lượng

Nhiều người không biết là gan cũng là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa. Mặc dù chúng ta tiêu thụ thức ăn nhưng hệ tiêu hóa không phải hấp thu thức ăn, mà là hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Thức ăn sau khi tiêu thụ vô cơ thể sẽ được chia thành các chất dinh dưỡng, và gan sẽ có nhiệm vụ nuôi dưỡng và giải độc các chất dinh dưỡng đó. Vì vậy, khả năng tiêu hóa của cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của gan trong quá trình tiêu hóa. Là bộ phận lớn thứ hai trong cơ thể, gan thực hiện nhiệm vụ giải độc các chất có trong thực phẩm béo, rượu và thuốc lá; đồng thời cũng lưu trữ và tái chế chất dinh dưỡng và làm cho thức ăn dễ tiêu hóa6,9.

Điều có thể làm bạn ngạc nhiên là ngay cả khi gan của bạn bị hư hại tới 75%, thì 25% còn lại có thể tái tạo hoàn toàn10. Mặc dù là một cơ quan mạnh mẽ, nhưng khi gan bị quá tải chất độc thì đó sẽ là lúc thực phẩm có đường hay có hàm lượng natri cao, cũng như một số hóa chất độc hại có nguy cơ rò rỉ qua gan, đi vào máu và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mô mỡ và hệ thần kinh11. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và tác động tiêu cực đến tâm trạng của chúng ta, gây lo lắng, trầm cảm và hơn thế nữa12.

Càng hiểu rõ về cơ thể mình, hiểu rõ về cách thức hoạt động của hệ tiêu hóa, chúng ta sẽ càng có nhiều cơ hội để xây dựng kế hoạch chăm sóc bản thân cho thật tốt và luôn khỏe mạnh.

Nguồn:

1] Sanofi ISCD Global Report 2018 https://www.sanofi.com/-/media/Project/One-Sanofi-Web/Websites/Global/Sanofi-COM/Home/en/science-and-innovation/docs/200718-Sanofi-ISCD-Global-Report-FINAL.pdf

2]https://www.health.harvard.edu/topics/digestive-health

3]https://www.scientificamerican.com/article/gut-second-brain/

4]https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/the-gut-brain-connection

5]https://www.healthline.com/health/digestive-health/things-your-gut-wants-you-to-know

6]https://www.innerbody.com/image_digeov/card10-new2.html

7]https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3145058/

8]https://www.healthline.com/nutrition/gut-microbiome-and-health#section1

9]https://factslegend.org/25-facts-human-liver/

10]https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2701258/

11]http://www.you-be-fit.com/2017/08/10/liver-bodys-powerhouse/

12]https://www.linkedin.com/pulse/16-warning-signs-your-liver-overloaded-toxins-sameer-kothari/