Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bạn tận hưởng cuộc sống khỏe hơn và đầy đủ hơn

Hệ tiêu hóa trong cơ thể ngườigồm nhiều bộ phận như khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan, tuyến tụy, túi mật …. đảm trách nhiều chức năng quan trọng như chứa thức ăn - tiêu hóa - hấp thụ dinh dưỡng - đào thải.

Nhưng với nhịp sống bận rộn, hệ tiêu hóa thường không được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều bệnh lý rải dọc theo ống tiêu hóa. Theo thống kê, có đến 62% dân số thế giới gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày ít nhất 1 lần mỗi năm. Trong đó, số lượng nữ giới gặp các vấn đề tiêu hóa cao gấp đôi nam giới. Và có đến 4/5 người nói rằng không thể giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe tiêu hóa nếu không có sự trợ giúp từ các nhân viên y tế. 1

Bên cạnh chức năng tiêu hóa, hệ tiêu hóa được xem như là một bộ não thứ hai và có tác động trực tiếp đến hoạt động của não bộ, tâm trí và sức khỏe thể chất. Bạn có biết, có đến 95% serotonin - một loại hoocmon đem lại cảm giác vui vẻ, được sản xuất ở ruột? Do đó, bảo vệ sức khỏe tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống, cả thể chất và tinh thần.

Từ năm 1958, ngày 29/5 hàng năm được chọn là ngày Sức Khỏe Tiêu Hóa Thế Giới. Trong dịp này, hãy cùng Sanofi tìm hiểu thêm về chức năng quan trọng của hệ tiêu hóa và khám phá những bí kíp để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngày Sức khỏe Tiêu Hóa Thế giới

Tại Sanofi, chúng tôi luôn khuyến khích mỗi cá nhân chung tay cùng cộng đồng và các nhân viên y tế để xây dựng lối sống “tự chăm sóc cá nhân” để tất cả chúng ta đều có thể tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh hơn, đầy đủ hơn. Và xây dựng thói quen và lối sống để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mà chúng tôi luôn ủng hộ và khuyến khích. Từ đó, cùng với những hành động “tự chăm sóc” khác, chúng ta sẽ cùng chung tay xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe ổn định và chắc chắn, nhằm mục đích cải thiện sức khỏe cộng đồng và ngăn ngừa nguy cơ về các bệnh truyền nhiễm.