Các biện pháp được áp dụng để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, như cách ly, giãn cách xã hội và đeo khẩu trang đang tác động đến nhiều phạm vi khác của công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong đó phải kể đến sự suy giảm nghiêm trọng trong việc tiêm chủng định kỳ. Theo các khảo sát gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80 triệu trẻ em dưới một tuổi tại gần 70 quốc gia trên toàn cầu có nguy cơ nhiễm các bệnh trẻ em có thể phòng ngừa được do trì hoãn hay tạm dừng chương trình tiêm chủng định kỳ.
Critical Routine Vaccinations: Back on Track
Trong khi các chuyên gia y tế hy vọng rằng “con dốc” sụt giảm này chỉ là tạm thời, “độ dốc “của nó đang là vấn đề đáng lo ngại. WHO báo cáo rằng nhu cầu cho các dịch vụ tiêm chủng tại các quốc gia Châu Phi, Châu Mỹ và phía đông Địa Trung Hải vào tháng 5 ít hơn 75% so với tháng 2 năm 2020.
Theo Tiến sĩ Lucia Bricks - Giám đốc Y tế của Sanofi Pasteur khu vực Nam Mỹ & cựu giáo sư y khoa nhi tại Đại học São Paulo, tình hình ở khu vực này đặc biệt đáng lo ngại. Bà giải thích: “Tôi rất quan ngại về sự chú ý của công chúng, họ chỉ tập trung vào đợt bùng phát dịch nghiêm trọng ở hiện tại mà quên rằng nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác mà chúng ta đã chiến đấu trong vài thập kỷ qua vẫn đang ẩn náu ở đó. Bệnh ho gà và sởi – hai bệnh truyền nhiễm có thể ngăn ngừa được, đã bùng phát trở lại và là nguyên nhân tử vong trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Chúng ta không thể tự mãn trong việc tìm kiếm các loại vắc-xin cần thiết giúp bảo vệ sự sống.”

"Một căn bệnh lây nhiễm không xuất hiện không có nghĩa rằng nó đã biến mất hoàn toàn"
Tiến sĩ Lucia Bricks - Giám đốc Y tế, Sanofi Pasteur khu vực Nam Mỹ
Theo dõi việc tiêm chủng vì lợi ích miễn dịch cộng đồng
Một liều vắc-xin sẽ giúp một cá thể không bị nhiễm bệnh, nhưng một tỷ lệ bao phủ vắc-xin cao (đảm bảo phần lớn mọi người trong cộng đồng đều tiêm ngừa vắc-xin theo khuyến nghị) sẽ mang lại cái gọi là “miễn dịch cộng đồng” – yếu tố giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Tiến sĩ Bricks lưu ý rằng việc duy trì tỷ lệ bao phủ vắc xin cao trong dân số sẽ là chìa khóa để kiểm soát dịch bệnh, và tỷ lệ này nên chiếm khoảng 90%.
Khi tỷ lệ tiêm chủng định kỳ có sự sụt giảm lớn như trong cơn đại dịch Covid-19 gần đây, các cơ quan y tế thường thiết lập kế hoạch theo dõi tiêm chủng nhằm giúp duy trì khả năng miễn dịch cộng đồng.
Tiến sĩ Bricks giải thích: “Kế hoạch theo dõi và kiểm soát tiêm chủng được thiết kế để giúp các bác sĩ và gia đình biết cách thức cũng như thời điểm tiêm chủng khi chậm trễ hay đột xuất thay đổi các thói quen tiêm chủng định kỳ”. Các chương trình theo dõi tiêm chủng thường vẽ ra một lịch trình dày đặt với khoảng thời gian “nghỉ” giữa các liều hoặc loại vắc-xin ngắn hơn để giúp một người đuổi kịp tiến trình tiêm chủng định kỳ một cách an toàn và hiệu quả trong thời gian sớm nhất.
WHO và hầu hết các chính phủ trên thế giới đều khuyến nghị rằng việc duy trì và/hoặc bắt kịp với lịch tiêm chủng định kỳ là một dịch vụ y tế quan trọng cần được ưu tiên và tiếp tục trong thời gian đại dịch COVID-19 đang diễn ra tại mọi nơi có thể.
Việc theo dõi tiêm chủng định kỳ đang trên đà bắt kịp với “guồng quay”
Tin tốt là: 75% các quốc gia trong các cuộc khảo sát của WHO báo cáo rằng họ đã chuẩn bị xong kế hoạch để giúp những người bỏ lỡ tiêm ngừa vắc-xin bắt kịp với “guồng quay” tiêm chủng định kỳ. 18% các quốc gia báo cáo tỷ lệ tiêm chủng trong tháng 6 đã bắt đầu có dấu hiệu cải thiện so với tháng 4; và vì tất cả các quốc gia này đều chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 tại địa phương tăng cao nhất vào tháng 6, đây sẽ là một khởi đầu đầy hứa hẹn. Ngoài ra, 85% các quốc gia thuộc khảo sát bày tỏ rằng họ sẽ sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và kết nối cộng đồng tận nhà nhằm thúc đẩy việc tiếp nhận các dịch vụ tiêm chủng.
Thời điểm chuyển mùa sắp tới là một lời nhắc nhở kịp thời để các gia đình kiểm tra lại lịch tiêm chủng của trẻ và đảm bảo chúng được tiêm ngừa vắc xin định kỳ hoặc có thể bắt kịp lịch tiêm chủng nếu cần thiết. Không ai biết khi nào cuộc sống sẽ trở lại như bình thường, nhưng việc khởi động lại các đợt tiêm chủng định kỳ sẽ bảo vệ xã hội tốt hơn một khi thế giới trở lại quỹ đạo trước đây.
Nguồn
- https://www.who.int/news-room/detail/22-05-2020-at-least-80-million-children-under-one-at-risk-of-diseases-such-as-diphtheria-measles-and-polio-as-covid-19-disrupts-routine-vaccination-efforts-warn-gavi-who-and-unicef last accessed last accessed September 3, 2020
- https://www.who.int/immunization/monitoring_surveillance/immunization-and-covid-19/en/ last accessed September 3, 2020
- Australian Technical Advisory Group on Immunisation (ATAGI). Catch up Vaccination. The Australian immunisation handbook September 20, 2019 ed. Canberra: Australian Government Department of Health; 2018. Date of approval: May 2020 | MAT-GLB-2000243 Page7
- World Health Organization. Guiding Principles for Immunization Activities During the COVID-19 Pandemic. Geneva, Switzerland: March 26, 2020. WHO/2019-nCoV/immunization_services/2020.1. Available at: https://www.who.int/publications-detail/guiding-principles-for-immunization-activities-during-the-covid-19-pandemic-interim-guidance . Accessed September 3, 2020.
- Kaja Abbas et al, Routine childhood immunisation during the COVID-19 pandemic in Africa: a benefit–risk analysis of health benefits versus excess risk of SARS-CoV-2 infection. The Lancet Global Health Published:July 17, 2020 DOI:https://doi.org/10.1016/S2214-109X(20)30308-9
- https://www.who.int/immunization/monitoring_surveillance/immunization-and-covid-19/en/ last accessed September 3, 2020