Các chính phủ, các nhà khoa học và các hãng dược phẩm đã có một sự kết hợp chưa từng có để nghiên cứu, sản xuất và phân phối các vắc xin để chống lại một mầm bệnh hoàn toàn mới trong một thời gian kỷ lục

Không chỉ nhằm đạt mục tiêu trước mắt là kiểm soát đại dịch COVID-19, quá trình phát triển vắc xin mới còn đang góp phần tạo ra những hiểu biết mới, củng cố và mở rộng phạm vi bảo vệ để chống lại nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hơn và theo nhiều cách hơn những gì chúng ta đã biết trước đây.

“Những sáng kiến mới ra đời từ cuộc khủng hoảng hiện tại giúp tiếp tục nâng cao và củng cố những giá trị mà vắc xin đã đạt được trong việc bảo vệ sức khỏe con người.”

Thomas Triomphe, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Vắc xin toàn cầu của Sanofi

Vai trò và giá trị của vắc xin

Kể từ khi có vắc-xin đầu tiên chống lại bệnh đậu mùa vào năm 1796, vắc-xin đã cứu sống nhiều người hơn bất kỳ can thiệp y tế nào khác.1 Các chương trình tiêm chủng toàn cầu chống lại bệnh đậu mùa trong những năm 1970 đã giúp loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này; căn bệnh mà trước khi có vắc-xin, đã gây tử vong cho gần bốn triệu người - chủ yếu là trẻ em. Chỉ trong 20 năm qua, tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm thường gặp đã giúp ngăn ngừa 37 triệu ca tử vong ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.2

Triomphe cũng chia sẻ thêm: “Cho dù được thực hiện trên các quốc gia riêng lẻ hay thông qua sự hợp tác toàn cầu như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng phổ cập chống lại hàng chục bệnh truyền nhiễm đã có những bước phát triển nhảy vọt trong những thập kỷ gần đây.”

Ngày nay, 86% trẻ em trên toàn thế giới được chủng ngừa định kỳ chống lại các bệnh như rubella, viêm gan B và một số mầm bệnh gây viêm màng não, cùng với nhiều căn bệnh khác; năm 1980, con số đó chỉ là 20%.3 Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục được duy trì và cải thiện, việc tiêm chủng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình được ước tính sẽ bảo vệ 32 triệu sinh mạng vào năm 2030.4

WHO cũng đã chứng minh việc phổ cập tiêm chủng  có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng kinh tế cũng như sự đóng góp của tiêm chủng  đối với  việc  tăng cường sức khỏe và cơ sở hạ tầng xã hội ở các nước đang phát triển 

Vắc xin và sự phát triển của con người

Triomphe đã tận mắt chứng kiến tác động này thông qua các báo cáo hoạt động kinh doanh vắc xin của Sanofi ở một số nơi: “Bạn thực sự sẽ thấy sự khác biệt trong vài năm khi một khu vực hoặc một vài quốc gia không còn xem tiêm chủng như một ưu tiên sức khỏe cộng đồng. Thực hiện tiêm vắc xin không chỉ giúp bảo vệ người dân tại các quốc gia khác nhau  tránh khỏi các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; mà việc thiết lập các chương trình tiêm chủng ở mỗi địa phương cũng giúp hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng toàn dân, đảm bảo sự  tiếp cận  bình đẳng  hơn với các giải pháp chăm sóc Y tế cho cuộc sống mạnh khỏe hơn.”

Cùng thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của vắc xin trong tương lai

“Ngạn ngữ có câu mỗi thế hệ mới nên sống tốt hơn thế hệ trước. Chúng tôi tin rằng lời hứa đó sẽ thành hiện thực trong tương lai một phần nhờ vào vắc-xin”, Dominika Kovacs, Trưởng Khối Ngành hàng Vắc xin phòng chống Bại liệt, Ho gà, Viêm màng não do Hib, Sanofi Pasteur toàn cầu cho biết thêm. “Sanofi đã và đang nỗ lực để hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp cận toàn cầu đối với các loại vắc xin hiện có; đồng thời Sanofi cũng nỗ lực tiên phong đưa vào sử dụng vắc xin mới cho mọi người ở mọi lứa tuổi có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm hiện có và những căn bệnh mới xuất hiện.”

Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm ra mối liên hệ giữa sự truyền nhiễm và các bệnh khác để mở ra con đường mới cho việc dự phòng tốt hơn trong tương lai.”
Ngày nay, vắc xin thậm chí có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, thường do vi rút HPV gây ra. Tương tự, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu bệnh Alzheimer có phải do virus herpes simplex kích hoạt hay không.5

Kovacs chia sẻ: “Lấy bệnh ho gà và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) làm dẫn chứng, gần đây, giới khoa học bắt đầu chú ý hơn đến vai trò của bệnh ho gà trong việc làm trầm trọng thêm hoặc thậm chí trực tiếp đưa đến các đợt cấp nghiêm trọng của một số bệnh hô hấp mạn tính như COPD ở người lớn. Khi nói đến một bệnh truyền nhiễm thường được gọi là 'ho gà', mọi người có xu hướng nghĩ rằng nó chỉ ảnh hưởng đến trẻ em. Nhưng dịch tễ học cho thấy ho gà có hại hơn những gì thường thấy.”

Một nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 13% người cao tuổi bị COPD ở Anh cũng có kết quả dương tính với ho gà, cho thấy rằng ho gà có thể là nguyên nhân dẫn đến đợt cấp COPD.6 Những mối liên hệ như thế này giữa các căn bệnh khác nhau cần được nghiên cứu thêm nhưng khi càng theo dõi và đo lường chặt chẽ, chúng càng cho thấy mối liên hệ với nhau.

Sự hiểu biết sâu sắc hơn về những mối liên hệ giữa các bệnh truyền nhiễm với các triệu chứng sức khỏe nghiêm trọng trước đây được cho là không có mối liên hệ, sẽ cho phép các nhà khoa học khai thác các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoàn toàn mới và thiết kế các giải pháp dưới dạng vắc xin và liệu pháp miễn dịch tiên tiến, có thể cách mạng hóa chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của chúng ta.

“Ngạn ngữ có câu mỗi thế hệ mới nên sống tốt hơn thế hệ trước. Chúng tôi tin rằng lời hứa đó sẽ thành hiện thực trong tương lai một phần nhờ vào vắc-xin”

Dominika Kovacs, Trưởng Khối Ngành hàng Vắc xin phòng chống Bại liệt, Ho gà, Viêm màng não do Hib, Sanofi Pasteur toàn cầu 

Ngoài ra, các công nghệ mới như mRNA có thể giúp khoa học tăng tốc tốc độ phát triển và cung cấp các giải pháp mới. “Và những gì đã trải qua với COVID-19 có thể đẩy mạnh sự kỳ vọng và nhu cầu về vắc xin nói chung. Trong bối cảnh mới này, thật khó để tính toán quy mô thực sự của những lợi ích có thể mang lại từ vắc xin trong tương lai,” - Kovacs kết luận.

Có lẽ không có thời điểm nào tốt hơn Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới này để đề cao và tri ân sự tiến bộ rất có ý nghĩa của loài người với sự trợ giúp của vắc-xin.

Nguồn

1  https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9781455700905000173 last accessed 2-1-21
2  https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S014067362032657X?via%3Dihub  last accessed 2-1-21
3  https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/the-vaccines-success-story-gives-us-hope-for-the-future last accessed 28/01/21
 https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S014067362032657X?via%3Dihub last accessed 2-1-21
5  https://www.sciencemag.org/news/2020/05/herpes-virus-can-trigger-alzheimer-s-brain-tissue-study-suggests#:~:text=Herpes%20virus%20can%20trigger%20Alzheimer's%2C%20brain%20tissue%20study%20suggests,By%20Kelly%20Servick&text=Using%20tiny%20brainlike%20structures%20grown,Alzheimer's%20disease%2C%20according%20to%20STAT%20. Last accessed 22-2-21
6  https://erj.ersjournals.com/content/56/suppl_64/4927 last accessed 24-02-21