Số lượng lớn bệnh nhân bị nhiễm virus corona đã cho thấy rằng hệ thống cơ sở y tế cũng như nguồn lực y tế đang bị quá tải trên phạm vi toàn cầu. Nhân dịp ngày Quốc Tế Chăm sóc Bản thân – 24/7, Carol-Ann Stewart, Trưởng Bộ phận Chăm Sóc Sức Khỏe Người Tiêu Dùng tại khu vực Mỹ Latinh, đã chia sẻ về việc mỗi cá nhân cần phải thay đổi quan điểm như thế nào về việc tự chăm sóc bản thân để kiểm soát sức khỏe của mình mà không cần nhờ tới sự hỗ trợ của các trung tâm và dịch vụ y tế, đặc biệt là trong gia đoạn dịch bệnh. Điều này chứng tỏ rằng đây sẽ là một sự thay đổi đem lại lợi thế tích cực cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe cho tất cả các quốc gia trong tương lai.

Giữ cho bản thân khỏe mạnh mỗi ngày đã và đang là xu thế trên thế giới trong những năm gần đây, và sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã phần nào đẩy nhanh xu hướng này. Việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe ngày càng cho thấy là điều quan trọng trong cuộc sống khi mọi người ý thức được việc bảo vệ sức khỏe cho chính họ và cho gia đình. Chính điều đó đã tạo nên sự thay đổi về quan điểm trong việc thực hành chăm sóc sức khỏe bản thân đúng cách, đặc biệt là khi mà nhu cầu tư vấn trực tiếp với bác sĩ đang ngày càng khó khăn hơn.
Trước khi đại dịch xảy ra, thông điệp về việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân nhìn chung luôn đóng vai trò tích cực, thường được truyền tải bằng những hình ảnh mọi người luyện tập các tư thế yoga vào sáng sớm hay hình ảnh uống sinh tố, sử dụng rau củ lành mạnh.
Tuy nhiên, ngày nay thông điệp đã khác. Virus corona đã kéo theo nỗi sợ hãi, nhưng đó cũng chính là tác nhân mạnh mẽ thúc đẩy sự thay đổi về bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Nỗi sợ này cũng đã mang đến một khía cạnh khác về tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân, bởi vì những người có khả năng tử vong do COVID-19 là những người đã có một hoặc nhiều bệnh nền hoặc đã có vấn đề về tình trạng sức khỏe từ trước.
Đâu là những thay đổi đáng chú ý?
Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, việc kinh doanh các sản phẩm thuốc không kê đơn trên kênh thương mại điện tử đang trên đà phát triển ổn định. Nhưng trong những tháng gần đây, tốc độ phát triển của thương mại điện tử đã ghi nhận sự tăng lên đáng kể vì mọi người đang tận dụng những cách thức mua sắm an toàn và tiện lợi. Bên cạnh đó, các dược sĩ ở mỗi địa phương cũng chứng kiến số lượng lớn khách hàng đến các cửa hàng thuốc gần nhà vì họ cũng đang dần có thói quen làm việc tại nhà.
Khi đại dịch xảy ra, chúng ta đã chứng kiến việc áp dụng hàng loạt các thói quen mới để đề phòng dịch bệnh như là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giãn cách xã hội và các biện pháp cách ly. Điều này cho thấy mọi người có thể tự ý thức và thay đổi các hành vi cá nhân để ngăn ngừa dịch bệnh, nhưng điều thôi thúc họ thay đổi ở đây là mối đe dọa thay vì là lời hứa hẹn đem lại sức khỏe tốt trong tương lai.
Liệu những thói quen mới này có thể đóng đóng góp cho việc nỗ lực xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe bền vững trong tương lai hay không?
Tôi mong rằng chúng ta sẽ có kết quả tích cực sau cuộc khủng hoảng do corona virus, việc tự chăm sóc bản thân sẽ được cân nhắc như là một phương pháp tích hợp toàn diện cho mọi người trên toàn cầu. Đây cũng là mục tiêu được Tổ chức Y tế Thế giới đề cao và ủng hộ.
Trong trường hợp bệnh nhân tự chăm sóc, tự đảm bảo sức khỏe và điều trị bệnh tại nhà, thì lượng thời gian và tiền bạc tiết kiệm được sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức và chuyên gia tập trung vào các ca bệnh nghiêm trọng hơn. Đây là kết quả cùng có lợi cho người tiêu dùng, bác sĩ và chính phủ.
COVID-19 cũng đã chỉ ra rõ những gánh nặng mà các hệ thống chăm sóc sức khỏe phải chịu đựng, nhưng đây không phải là vấn đề mới phát sinh, ước tính rằng có thể thiếu khoảng 18 triệu nhân viên y tế vào năm 2030.
Nếu chúng ta có thể kết hợp việc tự chăm sóc sức khỏe và lối suy nghĩ toàn diện như là một phần của việc chăm sóc và điều trị, mọi người sẽ đạt được lợi ích như mong muốn. Cá nhân tôi rất hy vọng rằng COVID-19 có thể thúc đẩy sự thay đổi này.
Tìm hiểu thêm

Nỗ lực của Sanofi trong việc chung tay cùng cộng đồng chống lại đại dịch Covid-19
