Nhân ngày Thế giới Phòng chống Bệnh bại liệt, chúng tôi có dịp nhìn lại những tiến triển đáng nhớ trong hành trình xóa sổ căn bệnh nguy hiểm này. Nhận thức rằng đích đến không còn xa, Sanofi được nhắc nhớ về giá trị của việc tiêm chủng trên diện rộng cũng như có cơ hội xem xét những bài học quan trọng trong việc kiểm soát sự lây lan của bệnh bại liêt - căn bệnh có khả năng truyền nhiễm cực kì cao, từ đó áp dụng những bài học này nhằm phòng ngừa những mầm bệnh khác tại châu Á.
Đối với ông François Sandre – Giám đốc Sanofi Pasteur khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đây là khoảng thời gian giúp ông suy xét lại động cơ thúc đẩy mọi điều ông đang làm ở hiện tại. Với 20 năm kinh nghiệm trong ngành vắc-xin, ông François đã trải qua nhiều cột mốc quan trọng tại công ty dược phẩm tiên phong trong cuộc chiến chống lại bệnh bại liệt: từ giai đoạn đầu tiên phát triển và đăng ký vắc-xin bại liệt nhị giá loại uống (bOPV) và tăng khả năng sản xuất vắc-xin bại liệt bất hoạt, cho đến việc cung cấp chủng bại liệt 3 cho Tổ chức Y tế Thế giới với mục đích nghiên cứu. Trong hơn 100 năm qua, Sanofi Pasteur luôn cam kết tận dụng mọi nguồn lực và khả năng nhằm phát triển chương trình tiêm chủng vắc-xin và nâng cao xác suất cứu sống mọi công dân trên toàn cầu.
Áp dụng những bài học rút ra từ hành trình xóa sổ bệnh bại liệt cho các bệnh truyền nhiễm khác
Dù gần đây bệnh bại liệt đã xuất hiện trở lại tại một số quốc gia, chương trình phòng chống căn bệnh này cũng như những bài học rút ra từ đây vẫn được xem là một nỗ lực hướng đến việc xóa sổ các bệnh truyền nhiễm khác như sởi hay rubella. Dưới đây là ba bài học chủ chốt rút ra từ hành trình phòng chống bại liệt:
Bài học #1: Đảm bảo nguồn cung cấp vắc-xin bền vững và nhanh chóng - Một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong việc kiểm soát bệnh bại liệt là đảm bảo nguồn cung cấp vắc-xin bền vững. Đây là cũng chìa khóa giúp phòng ngừa sự hồi sinh của các mầm bệnh sau khi đã bị xóa sổ. Việc trẻ em trên toàn thế giới có được bảo vệ hay không cũng sẽ phụ thuộc vào hệ thống tiêm chủng mạnh mẽ tại từng quốc gia, bên cạnh nguồn cung cấp vắc-xin ổn định.
Sanofi Pasteur luôn tiên phong trong việc hợp tác với chính phủ tại các quốc gia châu Á, xác định nhu cầu của từng quốc gia và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo bệnh nhân tại mọi khu vực có thể tiếp cận tiêm chủng vắc-xin
Bài học #2: Xây dựng một hệ sinh thái hợp tác và liên kết – Việc xác định rõ vai trò của tất cả các bên liên quan trong khi vẫn giữ mối liên kết là hết sức quan trọng. Trong khi các đối tác tư nhân nên có sự tích hợp toàn diện và các Tổ chức Phi Chính phủ nên xây dựng sự độc lập, các bộ máy chính phủ nên giữ vai trò đặc biệt trong việc quản trị và thiết lập các chính sách ưu tiên. Một minh chứng tuyệt vời là Sáng kiến Xóa sổ Bệnh bại liệt Toàn cầu (GPEI) – một trong những sáng kiến về y tế công cộng lớn nhất từ trước đến nay. Đây là sự hợp tác giữa cả các đối tác công-tư, dẫn dắt bởi các hệ thống chính phủ và năm đối tác bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Rotary, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Quỹ Bill & Melinda Gates. Các tổ chức tư nhân như Sanofi Pasteur cũng hợp tác với tư cách là đối tác của GPEI; ở cấp độ cộng đồng, GPEI đã thành công kêu gọi sự giúp đỡ của 20 triệu tình nguyện viên.
Các chương trình tiêm chủng có đạt được thành công trong tương lai hay không phụ thuộc vào sự phát triển liên tục của hệ sinh thái đa ngành nói trên cũng như khả năng sản xuất, phân phối , giao nhận và đổi mới.
Bài học #3: Thiết lập một hệ thống giám sát – Bên cạnh việc tiêm vắc-xin định kỳ cho mọi trẻ em, việc duy trì theo dõi liên tục sau tiêm chủng giúp nhanh chóng ấn định thời gian cho các chiến dịch tiếp theo hoặc thời điểm tăng cường nguồn cung vắc-xin. Hệ thống giám sát cũng sẽ cho phép toàn bộ hệ sinh thái tiêm chủng phản ứng nhanh chóng và kịp thời.
Không có sự giám sát, chúng ta sẽ không thể nào xác định vị trí hay cách virus lưu hành, cũng như không thể xác minh thời gian virus bị tiêu diệt. Một lần nữa, GPEI là ví dụ tuyệt vời cho hệ thống giám sát tận dụng quy trình bốn bước khi tìm kiếm và báo cáo các trường hợp, vận chuyển các mẫu phân tích, phân lập và xác định virus trên bản đồ.
Hành trình kiểm soát bệnh bại liệt đã cho Sanofi Pasteur nhiều bài học quý giá về việc đứng lên sau thất bại. Chúng tôi đã học hỏi rất nhiều, đồng thời cũng điều chỉnh để tiến về phía trước khi có các tình huống phát sinh trên toàn khu vực. Ngày Thế giới Phòng chống Bệnh bại liệt là một cột mốc quan trọng đối với tất cả các tổ chức đồng đi trên con đường xóa sổ bệnh bại liệt trên toàn cầu, chúng tôi hy vọng rằng những bài học của chúng tôi sẽ góp phần vào sự phát triển của các chiến lược tiêm phòng nhiều bệnh truyền nhiễm khác.