Học viện Naunehal và Trung tâm tư liệu tại Karachi (Pakistan) đã chính thức mở cửa trở lại vào tháng 9, đánh dấu sự kết thúc của cuộc hành trình dài nhằm khôi phục ngôi trường đã từng bị tấn công và buộc đóng cửa bởi thành phần cực đoan. Sự bản lĩnh, kiên trì và bền bỉ trong suốt sáu năm qua của ông Latif – chuyên gia tiêm vắc-xin bại liệt, chính là động lực cho những nỗ lực tái xây dựng và thiết lập ngôi trường tại đây. Bên cạnh đó, Sanofi Pasteur cũng đã hỗ trợ kinh phí trong quá trình phục dựng này.

Vị cứu tinh phòng chống bệnh Bại liệt
Học viện Naunehal và Trung tâm tư liệu tại Karachi về bệnh Bại liệt (Pakistan)

Tôi phải nói rằng chúng tôi đã xây dựng một thế giới mới
ông Latif Syed, chuyên gia tiêm vắc-xin bại liệt
Câu chuyện của Latif là hành trình trở về từ bi kịch đầy cảm hứng, thể hiện một cam kết vững vàng trong việc xóa sổ bệnh bại liệt. Là chuyên gia tiêm vắc-xin bại liệt trong suốt hai thập kỷ, Latif đã cùng người bạn của ông – Abdul Waheed Khan, sáng lập Học viện và Trung tâm tư liệu vào năm 2004 nhằm giúp trẻ em sống trong khu vực nghèo khổ được tiến cận với giáo dục và y tế tiêm chủng. Học viện đã nhanh chóng phát triển với hơn 1.000 học sinh.
Ở đỉnh cao của sự thành công, Học viện đã bị tấn công bởi thành phần cực đoan vào năm 2013, một phần bởi các mối liên hệ của chúng với chương trình tiêm vắc-xin phòng bại liệt. Waheed Khan đã không thể sống sót trong cuộc tấn công và Latif cũng bị thương nghiêm trọng. Học viện bị buộc phải đóng cửa, bỏ lại những đứa trẻ cùng sự mơ hồ về tương lai khi chúng không thể đến trường.

Khi chưa được đến trường, em thường phải lang thang xung quanh khu vực với một giỏ hàng hóa trên tay, đôi khi em làm việc tại một cửa hàng
em Arbaz Khan, một học sinh 13 tuổi
Vài tháng sau khi hồi phục từ vết thương gây ra bởi 11 viên đạn, Latif cùng gia đình chuyển sang sinh sống và làm việc tại một vùng khác của Pakistan nơi ông tiếp tục vận động việc tiêm chủng.
Vì những năm tháng cống hiến cho chương trình tiêm chủng tại Pakistan, vào năm 2016, Latif đã được Sanofi ghi nhận là một trong những anh hùng trong việc xóa sổ bệnh bại liệt, hay thường gọi là “Polio Heroes”. Ông đã đến thăm nước Pháp để gặp gỡ đội ngũ tiêm chủng của công ty và học biết thêm về quy trình sản xuất vắc-xin. Chuyến đi của ông đã để lại ảnh hưởng sâu sắc cho các đồng nghiệp tại Sanofi bởi họ cảm nhận được những việc họ làm thực sự liên kết và ảnh hưởng đến các chương trình tiêm chủng cho cộng đồng.
.jpg 400w,/.imaging/mte/sanofi-platform/img-w500/dam/sanofi-com-vn/tam-quan-trong-cua-viec-theo-doi-tiem-ngua-vac-xin-dinh-ky/Pakistanian-Girls--1-.jpg/jcr:content/Pakistanian-Girls%20(1).jpg 500w,/.imaging/mte/sanofi-platform/img-w600/dam/sanofi-com-vn/tam-quan-trong-cua-viec-theo-doi-tiem-ngua-vac-xin-dinh-ky/Pakistanian-Girls--1-.jpg/jcr:content/Pakistanian-Girls%20(1).jpg 600w)
Các em học sinh của học viện Naunehal tham gia vào buổi lễ khánh thành của ngôi trường tại thành phố Karachi, Pakistan
Trong buổi lễ trao huân chương, Sanofi đã cam kết hỗ trợ và giúp đỡ tài chính trong việc tái thiết lập Học viện của Latif. Với sự hợp tác cùng tổ chức Rotary, nhiều công tác đã được thực hiện trong vòng ba năm qua nhằm tân trang lại tòa nhà, tuyển dụng nhân viên và cuối cùng là chào đón học sinh trở lại.

Khi những đứa trẻ đến học tại đây, chúng có thể sử dụng kiến thức đã nhận được để tự kiếm ra tiền, giúp đỡ cha mẹ hay thậm chí trở thành những người có ảnh hưởng trong xã hội.
Nusrat Bibi, một giáo viên tại Học viên
Có mặt tại lễ khánh thành, Tiến sĩ Asim Jamal - Tổng giám đốc điều hành Sanofi Pakistan, đã nhắc lại cam kết lâu dài của Sanofi trong việc xóa sổ bệnh bại liệt “Tôi rất tự hào khi đại diện cho Sanofi, không chỉ bởi khoảng viện trợ trong quá trình phục hồi Học viện Naunehal mà còn vì sự đóng góp của chúng tôi trong chiến dịch đẩy lùi bệnh bại liệt. Sanofi cam kết xóa sổ bệnh bại liệt, đây là một mục tiêu mà tôi hy vọng sẽ đạt được trong tương lai rất gần.”