Các hội chứng rối loạn tâm thần và tâm lý vẫn là lĩnh vực sức khỏe cộng đồng bị lãng quên nhiều nhất, dù chúng có tác động to lớn đến cuộc sống của con người, vì vậy gần đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi “cả thế giới cùng hợp lực và bắt đầu giải quyết tình trạng báo động khi sức khỏe tâm thần bị bỏ lơ.”

Lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần là thực trạng tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, 75% người dân có các triệu chứng rối loạn tâm lý hoặc động kinh không được điều trị. Một số rào cản phổ biến nhất của việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe tâm lý liên quan đến niềm tin truyền thống, sự kỳ thị và phân biệt đối xử, một số rào cản khác bắt nguồn sự thiếu hụt trong nguồn nhân lực có chuyên môn, các nhân viên chăm sóc sức khỏe không được đào tạo bài bản, và khả năng cung ứng thuốc thấp. 

Từ năm 2008, Sanofi đã hợp tác với Hiệp hội Tâm lý Xã hội Thế giới và Viện Dịch tễ học & Thần kinh Nhiệt đới nhằm giúp các bệnh nhân bị rối loại tâm lý và động kinh lại các nước có thu nhập thấp và trung bình có thể tiếp cận dễ dàng hơn với việc chăm sóc sức khỏe thần kinh. Thông qua chương trình Fight Against STigma (FAST), nhiều sáng kiến đã được ra mắt ở hơn 20 quốc gia tại Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ và Lục địa Á-Âu.

Đặt cộng đồng địa phương làm trọng tâm khi triển khai, những sáng kiến này đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe, nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như giáo dục các bệnh nhân và gia đình của họ. “Ước tính những dự án này đã huấn luyện và đào tạo hơn 10,600 nhân viên chăm sóc sức khỏe, tiếp cận hơn 3.1 triệu người với các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng, đồng thời chẩn đoán và/hoặc chữa trị cho hơn 132,000 người bị bệnh tâm lý hoặc động kinh,” Tiến sĩ Luc Kuykens, Giám đốc các Chương trình Y tế Toàn cầu của Sanofi cho biết.

Trong khi số bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý tại các nước có thu nhập thấp và trung bình đang ở mức đặc biệt cao, thế giới đang dần nhận thức được ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên sức khỏe tâm thần của con người. “Và đây chỉ mới là sự khởi đầu. Nếu chúng ta không nghiêm túc tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sức khỏe tâm thần ngay bây giờ, những tác hại về kinh tế, xã hội và sức khỏe sẽ vô cùng khó lường và khó kiểm soát,” Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO chia sẻ. 

References

  1. Joint release by the World Health Organization, United for Global Mental Health and the World Federation for Mental Health – August 27, 2020. https://www.who.int/news-room/detail/27-08-2020-world-mental-health-day-an-opportunity-to-kick-start-a-massive-scale-up-in-investment-in-mental-health accessed on October 1, 2020.
  2. World Health Organization, Media Centre, Mental Disorders Fact sheet, November 28, 2019.
  3. World Health Organization, Media Centre, Epilepsy Fact sheet, June 20, 2019.
  4. Boston University School of Public Health, Dept of Global Health, Access Observatory. Access Observatory 2020 Report. (online) available from https://www.accessobservatory.org/programs-sanofi (accessed on October 1, 2020).
  5. Sanofi – Access to Healthcare – Mental disorders and epilepsy factsheet – March 2020 https://www.sanofi.com/-/media/Project/One-Sanofi-Web/Websites/Global/Sanofi-COM/Home/common/docs/our-responsibility/documents-center/factsheets-pdf2-2020/mental-disorders-and-epilepsy.pdf?la=en (accessed on October 1, 2020)