• Năm nay, Sanofi sẽ tài trợ cho ba nhóm nhân viên thông qua các chương trình hành động vì môi trường tại Việt Nam, Ireland, Pháp, Bỉ và Ý. 

• Vào tháng 4 năm 2021, Sanofi đã mở rộng các cam kết xã hội của mình, bao gồm Chương trình “Hành động vì hành tinh của chúng ta” (Planet Mobilization) – một chương trình vì sự bền vững của môi trường toàn cầu.

PARIS - Ngày 3 tháng 6 năm 2021 - Là một phần của cam kết lâu dài về việc giảm thiểu các tác động lên môi trường trong các hoạt động kinh doanh, Sanofi đã lập ra quỹ ‘Hành động vì hành tinh của chúng ta’ trị giá 3 triệu Euro nhằm hỗ trợ các ý tưởng và dự án của nhân viên để tiếp tục góp phần vào một môi trường xanh hơn. Năm nay, ba đội Sanofi sẽ được tài trợ cho dự án của họ. 

Trong nhiều năm qua, Sanofi đã và đang thực hiện lộ trình bảo vệ môi trường toàn cầu, Planet Mobilization - Hành động vì hành tinh của chúng ta, nằm trong chiến lược dài hạn của Sanofi. Chương trình bao gồm các hoạt động giảm thiểu tác động lên môi trường trong mọi hoạt động của Sanofi, tại các nhà máy và tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm: từ nguyên liệu thô sử dụng trong sản xuất cho tới khi các sản phẩm bị loại bỏ.

“Cuộc chiến đấu chống biến đổi khí hậu cũng là cuộc chiến đấu vì sự khỏe mạnh và hạnh phúc, nên Sanofi cam kết Hành động vì hành tinh của chúng ta” Philippe Luscan, Phó Chủ tịch Điều hành, Khối Nhà Máy Sanofi toàn cầu cho biết “Chúng tôi đặc biệt tin tưởng rằng nhân viên của chúng tôi là những tác nhân mạnh mẽ nhất tạo ra sự thay đổi tích cực cho con người và cho hành tinh. Với kỳ vọng và mục tiêu này, chúng tôi đã quyết định cho ra mắt quỹ trị giá 3 triệu euro để tài trợ cho các ý tưởng và dự án đến từ nhân viên Sanofi nhằm thực hiện kỳ vọng về môi trường của chúng tôi. Hôm nay, công bằng mà nói, các đội trên toàn thế giới đã tham gia vào thử thách này, thậm chí vượt quá sự mong đợi của chúng tôi. Đó chính là trí tuệ tập thể đang bắt đầu hành động.”

Một chương trình khởi nghiệp để hỗ trợ ý tưởng của nhân viên

Năm nay, hơn 500 nhân viên từ 63 nhà máy ở 29 quốc gia đã tham gia vào chương trình lên ý tưởng về sự bền vững của môi trường trong công ty. Một chương trình đầy đủ gồm những buổi huấn luyện, sự kiện và hội thảo về tư duy thiết kế do Phòng thí nghiệm đổi mới của Sanofi dẫn dắt đã giúp các nhóm biến ý tưởng của họ thành các dự án bền vững.

Ba dự án thắng giải đã được chọn trong năm đầu tiên này sẽ được thực hiện và tài trợ bởi quỹ ‘Hành động vì hành tinh của chúng ta’ của Sanofi:
- Việt Nam: “Rice is the New Green” là một dự án của nhóm Sanofi tại TP.Hồ Chí Minh nhằm triển khai việc sử dụng sinh khối trấu quy mô lớn và xanh đầu tiên. Trấu là một sản phẩm phụ của quá trình chế biến thóc trong các nhà máy xay xát gạo và có thể cung cấp một nguồn năng lượng sinh khối khô thuận tiện và bền vững với môi trường. Điều này sẽ cho phép nhà máy Sanofi tại TP. Hồ Chí Minh trở thành một nhà máy không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, loại bỏ 2,3 nghìn tấn carbon dioxide mỗi năm và giảm 40% chi phí hơi nước.
- Châu Âu: “IDRA” là một dự án từ ba nhà máy ở Châu Âu, bao gồm Anagni, Ý; Compiègne, Pháp; và Geel, Bỉ. Dự án nhằm mục đích tái chế nước thải đã qua xử lý từ các nhà máy để tái sử dụng trực tiếp tại chỗ. Ba nhà máy thí điểm có thể tiết kiệm tới 220 triệu lít nước mỗi năm. Con số này tương đương với việc lấp đầy gần 70 hồ bơi Olympic.
- Ireland: “Waterford Loves Planet Not Plastic” là một dự án giáo dục nhằm giúp giảm thiểu rác thải nhựa. Thông qua các chương trình trường học, các chương trình phục hồi thiên nhiên như làm sạch bãi biển, sử dụng ứng dụng đo chất thải nhựa và khuyến khích giảm tiêu thụ, các 'đại sứ' của Sanofi Ireland sẽ đóng góp cho cộng đồng cách sử dụng nhựa cân bằng hơn và cách quản lý rác thải.

Sanofi hướng đến mục tiêu trung hòa lượng carbon

Sanofi đã cam kết giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030, phù hợp với mục tiêu hạn chế sự tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C và đang hướng tới mục tiêu trung hòa lượng carbon vào năm 2050. Các mục tiêu giảm lượng carbon mới được công nhận bởi Sáng kiến Các Mục tiêu dựa trên Cơ sở Khoa học (Science Based Target), một liên minh hợp tác giữa Dự án Công khai tác động của khí thải carbon (Carbon Disclosure Project), Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc (United Nations Global Compact), Viện Tài nguyên Thế giới và WWF.

Với định hướng đó và để giảm thiểu các tác động trực tiếp và gián tiếp có thể xảy ra của hoạt động kinh doanh đối với môi trường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm của mình, Sanofi dự định:
- Bảo vệ các hệ sinh thái bằng cách đưa ra các kế hoạch bảo vệ sự đa dạng sinh học tại tất cả các nhà máy nằm gần các khu vực nhạy cảm với môi trường vào năm 2025;
- Thực hiện các kế hoạch quản lý nước và sử dụng nước hiệu quả 100% ở các nhà máy sản xuất vào năm 2030;
- Thúc đẩy thiết kế sinh thái cho tất cả các sản phẩm và bao bì mới vào năm 2025 và cho các sản phẩm bán chạy nhất vào năm 2030, đồng thời loại bỏ tất cả các bao bì nhựa có khuôn sẵn (vỉ) cho vắc xin vào năm 2027;
- Giảm thiểu, tái chế và thu hồi hơn 90% chất thải vào năm 2025;
- Sử dụng 100% điện tái tạo trong các hoạt động vận hành của công ty và hướng tới mục tiêu sử dụng phương tiện vận chuyển không thải ra carbon vào năm 2030; và
- Ngăn chặn bất kỳ tác động nào của thuốc đối với môi trường trên 100% nhà máy sản xuất vào năm 2025.

Sanofi cũng hỗ trợ và làm việc với các nhà cung cấp của mình trên toàn thế giới để giảm phát thải khí nhà kính và tác động đến môi trường của họ để tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững hơn.

Đến nay, công ty đã có những cột mốc đáng chú ý:
- Giảm 27% phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của mình  kể từ năm 2015;
- Thiết kế một bao bì bìa cứng mới có thể tái chế hoàn toàn cho vắc xin, thay thế cho vỉ nhôm và vỉ nhựa PVC;
- Tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi 73% chất thải
- Giảm 22% lượng nước xả từ năm 2015 đến năm 2020.

Xem thêm về quản lý môi trường và những thành tựu của Sanofi: https://www.sanofi.com.vn/vi/trach-nhiem-xa-hoi-va-cong-dong/trach-nhiem-xa-hoi/planet-mobilization